Site Loader

CHỦ ĐỀ BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1/ Phát triển thể chất

* Sức khỏe- dinh dưỡng:

– Hình thành và phát triển một số hiểu biết về việc giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng cá nhân.

– Hình thành và phát triển một số kỹ năng sử dụng một số đò dùng sinh hoạt hằng ngày như: bàn chải đánh răng, khăn lau mặt , muỗng xúc cơm…

– Hình thành và phát triển một số hiểu biết về lợi ích của việc ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh trong ăn uống, trong giất ngủ, mặt ấm khi trời lạnh để giữ gìn sức khỏe.

* Vận động:

– Hình thành và phát triển một số kỹ năng vận động: đi, chạy, nhảy,leo,trèo….theo nhu cầu của bản thân.

– Có một số hành vi tốt về vệ sinh cá nhân và ăn uống.

– Biết lợi ích của các món ăn hằng ngày với sức khoẻ của bản thân và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

– Biết khi trời lạnh phải mặc quần áo ấm, khi ra nắng phải đội mũ.

– Nhận ra một số vật dụng và nơi nguy hiểm không đến gần.

2/ Phát triển nhận thức

– Có một số hiểu biết về bản thân: tên, tuổi, giới tính, đặc điểm và hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.

– Nhận biết và biết được tên một số bộ phận trên cơ thể, các giác quan, các chức năng chính của chúng.

– Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2, nhận biết 1 và nhiều.

– Nhận đúng tên phải – trái của bản thân.

3/ Phát triển ngôn ngữ

– Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác.

– Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận cơ thể, các giác quan, các từ chỉ chức năng của chúng.

– Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân bằng các câu đơn giản khi được hỏi.

– Mạnh dạn và thích giao tiếp bằng lời nói voiớ những người gần gũi xung quanh.

4/ Phát triển thẩm mỹ

– Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một sản phẩm tạo hình đơn giản mô tả hình ảnh về bản thân

– Hình thành va phát triển một số kỹ năng: Hát, đọc thơ, kể chuyện về ngày tết trung thu và kể chuyện về bản thân trẻ.

5/ Phát triển tình cảm – xã hội

– Hình thành và phát triển một số kỹ năng biết vâng lời và bắt chước những hành vi đúng của người lớn.

– Hình thành và phát triển một số kỹ năng tự bày tỏ ý thích của mình với bạn trong khi chơi. Tự làm được một số việc đơn giản tự phục vụ.

– Biết giao lưu cùng bạn bè và mọi người xung quanh qua các ngày lễ hội.

– Biết thực hiện một số qui định ở trường lớp và ở nhà khi được nhắc nhở.

– Biết lắng nghe, có cử chỉ lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh.

I. MẠNG NỘI DUNG:

I

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

– Trẻ biết nói các bộ phận của cơ thể.

– Trẻ gọi đúng tên bạn.

– Trẻ mạnh dạng đọc thơ, trò chuyện cùng cô về ngày lễ hội.

– Nghe kể chuyện: cậu bé mũi dài, chú vịt xám…

– làm sách tranh về các giác quan.

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

*Dinh dưỡng:

Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

Biết sử dụng đồ dùng cá nhân

* Vận động:

Trẻ mạnh dạng tự tin thể hiện các vận động cơ bản.

I/ MẠNG HOẠT ĐỘNG

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI

– Trẻ yêu thương trường mầm non.

– Trẻ thích đến lớp.

– Trẻ biết biểu lộ cảm xúc trước không khí ngày lễ hội.

-Trẻ biết yêu thương và nhường nhịn bạn bè.

– Trẻ biết chào hỏi khi gặp người lớn.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Tìm hiểu xã hội:

– Trẻ có một số hiểu biết về trường mầm non, về ngày tết trung thu, nhận biết các bộ phận trên cơ thể.

* Toán:

Trẻ có khái niệm sơ đẳng về sự khác biệt của hai đối tượng, của các bộ phận của cơ thể

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Tạo hình;

Trẻ biết sử dụng bút để vẽ và tô màu theo sự hướng dẫn của cô.

*Âm nhạc:

– trẻ thuộc bài hát và nhún nhảy tự nhiên theo nhạc.

– Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát dân ca.

 

CHỦ ĐỀ NHÁNH 1

TÔI LÀ AI?

Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/9- 19/9/ 2014

I. MỤC TIÊU

– Có hiểu bết về bản thân qua một số đặc điểm cá nhân: họ tên, tuổi, giới tính, hình dáng bề ngoài và sở hửu.

– Biết thể hiện những nhận biết về bản thân qua lời nói và qua các sản phẩm tạo hình.

– Trẻ thực hiện một số hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, sinh hoạt, biết tự hào về bản thân.

– Biết thực hiện một số yêu cầu đơn giản của người lớn.

– Biết đếm đồ dùng và đồ chơi, và nhận ra số lượng trong phạm vi 2.

-Vui vẻ tham gai vào các hoạt động chung của lớp.

II. MẠNG NỘI DUNG

MẠNG HOẠT ĐỘNG

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Từ ngày 15/9-19/9/2014

Hoạt động

Thứ hai

15/9/2014

Thứ ba

16/9/2014

Thứ tư

17/9/2014

Thứ năm

18/9/2014

Thứ sáu

19/9/2014

ĐÓN TRẺ

– Trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật bé, sở thích của bé trong ăn uống trang phục, hoạt động.

– Cho trẻ quan sát tranh ảnh , trao đổi về ngày sinh nhật, soi gương và trò chuyện về bản thân của trẻ.

– Làm quen với những kí hiệu, đồ dùng cá nhân

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Trò chuyện về sở thích

Trò chuyện về cái mũi

Quan sát

Bạn trai

Quan sát

Bạn gái

Dạo quanh sân trường

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

KPKH

Bạn biết gì về tôi?

PTTC

Bật tiến về trước- tung bóng

PTTM

Chấm màu áo hoa

PTNN

Thơ: đôi mắt của em

PTTM

DH: Bạn có biết tên tôi.

NH: Càng lớn cang ngoan

TC: Tai ai tinh

HOẠT ĐỘNG GÓC

– GÓC PHÂN VAI: Mẹ con, bác sĩ, bán hàng.

– GÓC XÂY DỰNG: Xếp đường về nhà, lắp ráp hình bé tập thể dục.

– GÓC HỌC TẬP: Xếp hạt, xem sách truyện tranh, làm sách chủ đề, nối hình các bộ phận còn thiếu của cơ thể, xem truyện tranh về bản thân

– GÓC NGHỆ THUẬT: Vẽ, nặn, tô màu, xé dán, cắt dán, chơi lá cây, Biểu diễn văn nghệ.

– GÓC THIÊN NHIÊN: Quan sát cây, các bộ phận của cây, chăm sóc, tưới cây.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

– Trang điểm khuông mặt của bé, tập di màu bạn trai, bạn gái.

– Nghe kể chuyện , đọc thơ, hát những bài hát chủ đề.

– Nêu gương

– Chơi tự do chuẩn bị ra về

HOẠT ĐỘNG GÓC

NỘI DUNG/ TÊN GÓC

MỤC TIÊU

CHUẨN BỊ

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG

GÓC PHÂN VAI

Mẹ con

Bác sĩ

Bán hàng

Trẻ biết tên góc, biết vào góc chơi, thể hiện vai chơi , không tranh giành đồ chơi

– Trẻ biết bày hàng hoá đẹp mắt

Bộ đồ chơi gia đình, búp bê, đồ chơi bác sĩ , thuốc….

– Đồ chơi bán hàng

Cô gợi ý giúp trẻ phân vai chơi: mẹ , con, chị em , bác sĩ , y tá, bệnh nhân….

– Trò chuyện với trẻ về công việc của mẹ hàng ngày: đi chợ, nấu ăn…Bác sĩ khám cho bệnh nhân, trò chuyện nhỏ nhẹ dặn dò bệnh nhân uống thuốc theo toa…Y tá thì cấp phát thuốc, tiêm thuốc thao toa. Góc phân vai: Bé chơi đóng vai mẹ con: mẹ sẽ đi chợ, nấu ăn, cho con ăn…bạn đóng vai con sẽ giúp mẹ chăm sóc em bé: lau mặt cho em, cho em ăn, uống nước, ngủ…

Nhóm còn lại bé chơi bán hàng: người bán phải bày hàng hóa cho đẹp và mời khách mua hàng, người mua chọn hàng, nói tên hạng cần mua và trả tiền.

GÓC XÂY DỰNG

Xếp dường về nhà

Trẻ vào góc chơi, lấy gạch xây thành hàng rào nhẹ nhàng, sắp xếp hợp lý.

Bộ đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ráp, hoa cỏ….

– Dạy trẻ kỷ năng xếp hàng rào, xây nhà, xếp đường về nhà, trồng thêm một số hoa cỏ, trước sân nhà có bé tập thể dục

GÓC HỌC TẬP

Xếp hạt,xem sách, truyện tranh, xếp hình rời

Trẻ tham gia trò chơi đúng luật, lật sách nhẹ nhàng từ trái sang phải, ghép hình rời thành hình hoàn chỉnh

Hạt, hình rổng, sách chủ đề, tranh ảnh về bản thân….Các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.

Cô hướng dẫn trẻ xếp hạt , lật sách nhẹ nhàng từ trái sang phải. Xếp hình và so sánh xem ai cao hơn, phân biệt bạn trai, bạn gái, một bạn hay nhiều bạn…

TCHT: chiếc túi kì lạ

GÓC NGHỆ THUẬT

Tô màu, nặn, xé dán, lá cây, hát

Biết di màu và dán những bộ phận còn thiếu của cơ thể, nặn những đồ chơi mà bé thích, biểu diễn văn nghệ

Giấy vẽ có hình bé trai, bé gái, bút màu, đất nặn, lá cây, hồ dán, nhạc cụ…

Cô cho trẻ xem tranh mẫu và trẻ tô màu theo mẫu, dán thêm những bộ phận còn thiếu của cơ thể, nặn những đồ chơi mà bé thích, xếp lá cây thành những hình bé trai, bé gái. Hát, biểu diễn văn nghệ…

TCDG: Dung dăng dung dẻ

GÓC THIÊN NHIÊN

Chăm sóc cây, lau lá…

TCVĐ

VỀ ĐÚNG NHÀ

TCHT

CHIẾC TÚI KÌ LẠ

TCDG

CHI CHI CHÀNH CHÀNH

Biết chăm sóc cây, lau lá cây, tưới cây, nhặt lá vàng, bắt sâu…

Giúp trẻ:

Rèn luyện phản xạ nhanh

Nhận biết và phân biệt giới tính.

Trẻ sử dụng các giác quan: mắt mũi , tay để phát hiện ra đồ vật

Phát triển ngôn ngữ và tạo phản xạ nhanh

Một số chậu hoa kiểng, bình tưới , khăn lau….

4 bức tranh( 2 bức tranh vẽ khuôn mặt bé trai, 2 bức tranh vẽ khuôn mặt bé gái)

Vẽ 2 vòng tròn tượng trưng cho nhà của 1 bé trai và 1 bé gái.

Một chiếc túi vải và 1 số đồ chơi, hoặc trái cây để trong túi

Cho trẻ học thuộc lời ca

Cô hướng dẫn trẻ nhổ cỏ, tưới cây, lau lá cho cây, nhặt lá vàng cho vào thùng rác, vệ sinh góc chơi, biết ích lợi của việc trồng cây.

Cách chơi:

– Cô chia trẻ thành 2 nhóm chơi. Khi cô ra hiệu lệnh, trẻ lần lượt đi trong đường kẻ, 2 tay đưa ngang và đi về đúng nhà theo giới tính của mình. Nhóm nào về nhà đúng và nhanh là mhóm thắng cuộc. cô cho trẻ chơi 3-4 lần.

Cách chơi:

Cô đưa 1 cái túi và gọi 1 hoặc 2 trẻ lên cho sờ nhìn, ngửi, …đoán xem trong cái túi có những gì và trẻ nói làm thế nào để biết đúng đồ vật trong túi.

VD: Cháu dùng tay sờ, cháu nhìn thấy, cháu ngửi thấy mùi thơm,…từ đó cháu biết được tác dụng tầm quan trọngcủa các giác quan: tay, mắt , mũi, tai đối với con người. Trẻ cần biết bảo vệ giữ gìn vệ sinh các giác quan đó.

Cô nhận xét sau mỗi lần chơi

Cách chơi: Trong nhóm khoảng 5-6 trẻ, một trẻ xòe bàn tay (làm cái) để các bạn khác đặt ngón trỏ vào. Tất cả trẻ đọc bài đồng dao:

Chi chi chành chành

Thi nhanh thi khéo

Bạn nào múa dẻo

Bạn nào hát hay

Mau mau lại đây

Ù à ù ập

Trẻ vừa đọc bài đòng dao vừa đặt ngón trỏ vàolòng bàn taycủa trẻ làm cái. Đến tiếng ập cuối cùng thì trẻ làm cái nắm chặt tay lại và tất cả phải rút ngón tay trỏ cua mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm bị nắm ngón tay lại là thua cuộc và phải làm cái thay bạn các trẻ khác chơi tiếp.

THỂ DỤC SÁNG

Nội dung

Mục tiêu

Chuẩn bị

Gợi ý thực hiện

Hô hấp 2: Thổi bóng bay

Tay vai 6:

Hai tay thay nhau quay dọc thân

Lưng bụng

Gió thổi cây nghiêng

Chân4: Đứng co 1

Bật 2: Bật tiến về trước

Tất cả các cháu đều tham gia

tập

thể dục sáng cô

làm mẫu chính xác thự hiện đúng điều giáo dục trẻ năng tập

thể dục sáng tăng cường sức khỏe

Sân

bãi

sạch

sẽ thoáng mát

1. Khởi động:

Cho trẻ chạy theo vòng tròn kết hợp đi kiểng chân, đi bằng gót chân, về 3 hàng dọc, chuyển 3 hàng ngang.

2. Trọng động:

Bài tập phát triển chung

Hô hấp 2: Thổi bóng bay (TH 4L 4N)

TTCB: đứng tự nhiên

N1: Đưa 2 tay khum trước miệng thổi những quả bóng xanh đỏ…(tưởng tượng)

N2: Về TTCB

N3: Như N1

N4: Về TTCB

Tay vai 6: Hai tay thay nhau quay dọc thân (TH 4l 4N)

TTCB: Cho trẻ đứng tự nhiên.

Hai tay quay dọc thân từ trước, lên cao, ra sau và ngược lại.

Lưng bụng: Gió thổi cây nghiêng (TH 4l 4N)

Đứng đưa hai tay lên cao nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phả

Chân 4: Đứng co 1 chân (TH4l 4N)

TTCB: Đứng tự nhiên.

N1: Tay chống hông co chân phải

N2: Về TTCB

N2: Tay chống hông co chân trái

N4: Về TTCB

Bật 2: Bật tiến về trước( TH 4l 4N)

Đứng thẳng tay chống hông bật tiến về trước, sau đó quay lại tiến về chổ củ.

3. Hồi tỉnh

Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng. Các bé nhớ thường xuyên tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh vui vhơi với các bạn.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Thứ 2: Ngày 15 tháng 09 năm 2014

ĐÓN TRẺ – THỂ DỤC SÁNG

Thực hiện như đã soạn

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Trò chuyện về sở thích của bé

I/ Mục tiêu:

Cháu biết được được sở thích của mình

– Tre hứng thú tham gia trò chơi

II/ Chuẩn bị:

– Sân trường

III/ Hình thức tổ chức:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Quan sát có chủ đích

– Cho trẻ ngồi thàng vòng tròn, cô trò chuyện cùng trẻ. Cô kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện về 1 bạn nhỏ: bạn ấy tên là Na, bạn ấy 3 tuổi, sinh nhật của bạn là ngày 1-5-2010, bạn là bạn gái. Bạn rất thích đến trường để học, vì ở trường rất vui, được cô giáo dạy học, dạy hát….và có nhiều bạn, ngoài ra bạn Na cũng rất thích được bố mẹ chở đi công viên chơi, vì ở đó Na được chơi nhiều trò chơi.

– Na rất ngoan, lễ phép và vâng lời người lớn

– Cô hỏi 1 vài trẻ câu hỏi về sở thích của trẻ,

– Giáo dục trẻ luôn ngoan, lễ phép và hòa đồng với bạn

Trẻ chơi trò chơi vận động

– Thực hiện như đã soạn

Chơi tự do – Vẽ theo ý thích

– Chia lớp thành nhóm nhỏ và cho trẻ chơi:

+ Cho cháu chơi tự do theo ý thích với những đồ chơi trong sân trường. Nhắc trẻ giữ vệ sinh sân trường.

+ Cho trẻ chơi “ Dung dăng dung dẻ”

+ Chơi với cát, đá, nước.

+ Nhặt lá khô làm thành các bộ quần áo.

+ Cho trẻ vẽ tranh và sơn với màu nước.

+ Cho trẻ tham gia hát và đọc các bài thơ trong chủ điểm

– Cô bao quát lớp.

Trẻ tham gia cùng cô

Trẻ tham gia trò chơi

Trẻ chơi

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Phát triển thể chất

BẬT TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC

I/ Mục tiêu:

– Trẻ biết thực hiện các động tác, thực hiện đúng tư thế

– Trẻ biết không giẫm lên vạch, tư thế người thẳng, ngay ngắn, không cúi đầu, thực hiện được tư thế nhảy bật

– Giáo dục trẻ tính kỷ luật trong tập luyện.

II/ Chuẩn bị:

– Sân tập rộng rãi và sạch sẽ

– Vạch làm mương

III/ Hình thức tổ chức:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. HOẠT ĐỘNG 1: Bé khởi động

– Cho trẻ đi thành vòng tròn làm các kiểu ( dậm chân, đi bằng mũi bàn chân, gót chân…).

– Cho trẻ khởi động các khớp. (tập theo lời bài hát)

2. HOẠT ĐỘNG 2: Tập đi nào!

Hô hấp: Gà gáy

– Tay vai: Đưa tay lên trên, ra trước, sang ngang

– Lưng bụng: Quay người sang 2 bên.

– Chân: Đưa chân sang các phía.

– Bật: Bóng nảy

3. HOẠT ĐỘNG 3: Chú ý, ghi nhớ và thực hiện

– Cô nói: Trên cơ thể mình có những bộ phận nào nè?

– À ngoài phần đầu, thân thì còn có tay chân nữa, trong đó chân dùng để làm gì?

– Chân dùng để đi, chạy, bật, nhảy múa, để tập thể dục. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tập thể dục với đôi chân nhé.

Các con có thích về nhà bạn búp bê chơi không. À về nhà búp bê có 1 cái mương, chúng ta phải nhảy qua mương mới đi được, chúng ta nhớ đi cẩn thận nha

– Cô làm mẫu một lần chính xác.

– Cô làm mẫu 2 lần + giải thích: Trẻ đứng trước vạch kẻ, hai tay chống hông, có thể dang ngang để giữ thăng bằng cho trẻ bật qua từng vạch kẻ.

– Cho 1 bé lên làm mẫu.

– Cho trẻ thực hiện mỗi lần 2 bé

– Cô sửa sai và cho trẻ thực hiện lại

4. HOẠT ĐỘNG 4 : Ai tung cao nhất

– Cho trẻ chơi: Tung bóng.

– Cô chia lớp thành ba đội thi tung bóng xem đội nào tung cao, tung giỏi trong thời gian cô quy định là đội chiến thắng ( cho lớp chơi 1- 2 lần)

– Cô nhận xét khen trẻ

– Trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp

Trẻ đi vòng tròn và cùng khởi động theo hiệu lệnh của cô: Trẻ đi thường, chậm chân, kiểng gót…

TH: 4l x 4 nhịp

TH: 4l x 4 nhịp

TH: 4l x 4 nhịp

TH: 2l x 4 nhịp

TH: 6l x 4 nhịp

Trẻ chú ý

Trẻ chú ý

Trẻ thực hiện

Trẻ thực hiện

Trẻ thực hiện

HOẠT ĐỘNG GÓC

Thực hiện như đã soạn

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Trò chuyện về trẻ: tên, tuổi, giớ tính, sở thích.

– Hát, đọc thơ.

– Chơi tự do, chuẩn bị ra về.

Tải Xuống

Mua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?

KIDDIHUB là gì?

KiddiHub là nền tảng review và chọn trường mầm non số 1 Việt Nam.

KiddiHub cung cấp công cụ tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trường mầm non theo từng khu vực, mức học phí, phân hệ trường, cơ sở vật chất và dịch vụ

#timtruongmamnon: https://kiddihub.com
#themtruong: Thêm trường
Đưa trường lên KiddiHub, tuyển sinh hiệu quả: Thêm Trường Đồ chơi giáo dục sớm tại KiddiHub Store: Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *